Giám định viên bảo hiểm yêu cầu lái xe đi xét nghiệm nồng độ cồn là đúng hay sai?

Hiện có một số giám định viên yêu cầu lái xe đi xét nghiệm nồng độ cồn, nhiều người không hề uống rượu nhưng vẫn có nồng độ cồn trong máu, và bên bảo hiểm từ chối hoặc làm khó dễ. Về điều này, một số chuyên gia về bảo hiểm xe cơ giới có ý kiến như sau.

Khi nào thì chỉ số đo nồng độ cồn có giá trị pháp lý:

Có một vài vụ giám định viên bảo hiểm dựa vào xét nghiệm nồng độ cồn của bệnh viện để từ chối bồi thường, về việc này ta cần hiểu như sau: chỉ kết luận của cơ quan cảnh sát giao thông mới có giá trị áp dụng: Quy tắc bảo hiểm loại trừ trường hợp lái xe có nồng độ cồn trong máu “Vượt quá mức quy định của pháp luật“, và “Tại thời điểm xảy ra tai nạn“. Như vậy thì quy định của pháp luật ở đây được hiểu là Luật giao thông.

Vậy phải theo kết luận của cảnh sát giao thông về vấn đề lái xe có vi phạm hay không, phải đảm bảo tính thời điểm, phải đo vào lúc tai nạn khi cảnh sát giao thông có mặt ngay tại hiện trường, lái xe chưa rời đi. Yếu tố thời điểm mới là quyết định. Đó là lý do vì sao cảnh sát giao thông khi đi xử lý tai nạn luôn mang theo máy kiểm tra hơi thở, nếu lái xe bất tỉnh mới xét nghiệm máu. Trường hợp bên công an yêu cầu xét nghiệm thì công an sẽ giám sát việc này. Lái xe tự đi xét nghiệm không ai chứng minh trước đó đã ăn uống gì, nên không có giá trị.

Không bao giờ chấp nhận yêu cầu xét nghiệm của giám định viên bảo hiểm, họ ko có quyền đó. lái xe chỉ chấp hành yêu cầu của cảnh sát giao thông trong vấn đề này.

Vì sao không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn trong máu và hơi thở?

Theo bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, người không uống rượu bia vẫn có thể có nồng độ cồn trong máu và hơi thở. Các chuyên gia chỉ ra những nguyên nhân có thể gây tăng nồng độ cồn trong máu.

Thực phẩm và cách chế biến món ăn

Bác sĩ Trần Văn Phúc cho biết không có thực phẩm tự nhiên nào chứa rượu. Một số thực phẩm chứa tinh bột hoặc đường có thể xuất hiện phản ứng lên men chuyển hóa thành rượu theo cách tự nhiên, hoặc quá trình chế biến có thêm rượu dù là lượng rất nhỏ.

GS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cũng cho hay một số loại trái cây chứa lượng đường cao như vải, nho, sầu giêng, dứa, táo, chuối, xoài, để môi trường bên ngoài thời gian dài sẽ xảy ra hiện tượng “hóa đường thành rượu”, tức là lên men.

Khi vào trong dạ dày một thời gian, lượng cồn trong những loại quả này rất nhỏ, không đủ để hấp thụ vào trong máu, chuyển hóa qua phổi, khiến cho hơi thở có cồn.

Ngoài ra, một số cách chế biến món ăn cũng có thể gây tăng nồng độ cồn trong hơi thở. “Món cá hấp bia, thịt bê sốt rượu Marsala, các món thịt hầm không có rượu sẽ mất hương vị thơm ngon. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thịt hấp nấu có bia rượu sẽ giữ lại 85% lượng cồn, thịt ướp giữ 70% lượng cồn, phải đun kỹ 150 phút thì lượng cồn mới giảm xuống còn 5% so với khi pha chế“, bác sĩ Phúc chia sẻ.

Ngoài ra, các món tráng miệng nướng chứa vani cũng có cồn, thời gian nướng 15 phút vẫn giữ lại 40% cồn, nướng 60% thì lượng cồn là 25%. Giấm ăn cũng là thực phẩm chứa một lượng nhỏ cồn. Phong cách nấu ăn lành mạnh không thể thiếu giấm. Nhờ vào hương vị đặc biệt khi chế biến thực phẩm, giấm sẽ giúp giảm bớt lượng muối, chất béo. Chính vì thế, đây là gia vị phổ biến trong các gia đình.

Sử dụng một số loại dược phẩm

Bác sĩ Phúc cho biết khoảng 130 chế phẩm thuốc chữa bệnh, 14 chế phẩm vitamin, được bào chế dưới dạng dung dịch, thành phần bên trong có chứa cồn.

Nồng độ con trong máu của người cũng có thể tăng nếu trước đó dùng nước súc miệng. Tương tự, một số loại siro ho cũng xảy ra hiện tượng trên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *